Hotline: 0915.47.1369 - 0975.940.878
Giỏ hàng: 0
Chat trực tuyến
Support1
Support 2
Nhận căng khung in lụa (in lưới) giá rẻ tại Hà Nội...
Nhận căng khung in lụa (in lưới) giá rẻ tại Hà Nội
16 tháng 06 năm 2017

Bạn gặp rắc rối về khung in lụa (in lưới), nó sẽ ảnh hưởng đến năng suất in. Bài viết sau sẽ hướng dẫn chi tiết cách tạo ra khung in lụa (in lưới) tốt nhất

Bạn gặp rắc rối về khung in lụa (in lưới), nó sẽ ảnh hưởng đến năng suất in. Bài viết sau sẽ hướng dẫn chi tiết cách tạo ra khung in lụa (in lưới) tốt nhất

ok

oki

In lụa (in lưới) là gì ? Tìm hiểu về kỹ thuật In lụa (in lưới) là gì ?

In lụa (in lưới) là gì ?  In lụa (in lưới) là một dạng trong kỹ thuật in ấn dựa trên nguyên lý mực thấm qua lưới hình ảnh sẽ được in lên bề mặt vật liệu bởi trước đó một số mắt lưới in đã được bịt kín bằng hóa chất

Tìm hiểu về kỹ thuật In lụa (in lưới) là gì ?

Kỹ thuật này có thể áp dụng cho nhiều vật liệu cần in , thường thấy tại các cơ sở in thiệp cưới, in áo, túi bọc nylon, các loại biểu mẫu giấy tờ số lượng ít. In trên rất nhiều vật liệu với nhiều hình dạng, kích cỡ như các loại chai, thùng, bao bì, mạch điện tử, các sản phẩm nhựa, gỗ, kim loại, hoa văn trên vải sợi, họa tiết trong sản xuất gạch men… ...

A, Nguyên lý của In lụa (in lưới) : Để in hình ảnh lên bề mặt vật liệu, đầu tiên hình ảnh được tạo hình (chụp hoặc phơi) trên một khung lưới (thông thường là lưới sợi polyeste hoặc kim loại) gọi là khuôn in (khung lụa). Lưới in thường được căng trên khung gỗ hoặc nhôm gọi là khung in lụa. Những phần không có hình ảnh sẽ được phủ bít bằng một lớp keo cảm quang, khi in, người thợ in dùng một dụng cụ là dao gạt để kéo lớp mực qua bề mặt khung, mực sẽ lọt qua các khe lưới ở những vùng có hình ảnh và in xuống bề mặt vật liệu bên dưới.
 

 

B, Ứng dụng của in lụa:
-  In lên giấy: thiệp cưới, biểu mẫu, tờ rơi, danh thiếp... Hiện nay in lụa (in lưới) là phương pháp phổ biến dùng in thiệp cưới sử dụng các mẫu phôi thiệp có sẵn, nhờ vào tính nhanh gọn, có thể in số lượng ít trong thời gian ngắn, và đặc biệt là có sử dụng nhiều loại mực, thể tạo nhiều hiệu ứng khác nhau như in chữ nổi, kim tuyến, màu nhũ vàng, nhũ bạc.. mà các phương pháp in khác không thể thực hiện được.
-  In áo: các kiểu áo thun, áo đồng phục, áo thi đấu thể thao,..
-  In lên bao, túi nylon:
-  In nhãn thùng carton:

-  In trên gỗ, thủy tinh
-  In lên các loại sản phẩm có bề mặt đa dạng: bút viết, linh kiện, thiết bị,...

 

2. Hướng dẫn căng khung in lụa (in lưới)

2.1 Căng khung in lụa (in lưới) phương pháp thủ công

a, Chuẩn bị dụng cụ

- Khung nhôm hoặc khung gỗ: Tùy từng nhu cầu của khách hàng, ta có thể chọn loại khung in nào cho phù hợp với sản phẩm in.

- Lụa in, lưới in: In sản phẩm nào thì ta dùng mắt lưới phù hợp với loại sản phẩm đó: Ví dụ: mắt lưới cho in vải là 49

-  Keo dán lụa (lưới)

-  Kẹp căng lụa (lưới)

-  Một số dụng cụ khác: bàn chải, thanh gỗ, kéo, dao…..

b, Quy trình căng khung in lụa (in lưới) thủ công

Bước 1: Đặt khung in lên mặt phẳng đồng thời phết keo lên khung 4 thành. Dùng bàn chải lan keo phủ kín thành khung sau đó chờ keo khô tự nhiên 10 đến 15 phút.

Bước 2: Dán lưới lên 2 viền của khung in trước vừa dán vừa trà sát cho lưới tiếp xúc với keo và dính lại.

Bước 3:  Với 2 viền khung còn lại làm lần lượt với khổ khung dài trước ngắn sau. Dùng đầu kẹp căng lưới kéo mạnh, kiểm tra khi lực căng vừa đủ thì dừng lại và dùng cây gậy trà vào khung và lưới để cố định lưới.

Bước 4. Tiến hành căng lần lượt với viền còn lại đồng thời chà sát cả viền ngoài cho lưới dính chắc chắn.

Bước 5: Cắt viền lưới cho đẹp dán lưới ( có thể sử dụng máy dập ghim để cố định lưới thay keo tuy nhiên rủi ro cao ) 

Căng khung in lụa (in lưới) phương pháp máy căng khung

a, Chuẩn bị dụng cụ

- Máy căng khung lụa

- Kẹp lụa

- Búa, kìm, tô vít, khăn bông thau nước lã

- LỤA đạt tiêu chuẩn cần căng đúng kích thước

- Đồng hồ đo lực căng (việc sử dụng đồng hồ đo lực căng sẽ giúp chúng ta nhận biết được khi nào thì đạt được độ căng cần thiết)

b, Quy trình căng khung in lụa (in lưới) bằng máy căng khung

- Trải lưới lên bàn và đưa lưới vào đầu kéo của máy lần lượt các góc canh

- Chốt các cạnh của máy, chốt lại lưới một lượt cho căng đều trên bàn

- Quay tay căng lưới giãn ra đều, nhả lại lưới giúp lưới đàn hồi tốt hơn

- Bôi keo dán lên thành khung, Đánh tan keo dán lưới

Sau khi hoàn thành xong bạn tiến hành kiểm tra lại toàn bộ mặt lưới trên khung in lụa có bị thủng hay rách trong quá trình làm hay không? Kiểm tra độ căng của lưới trên khung in lụa. Và cuối cùng là bạn có thể rửa nước qua một lần tất cả các khung đã căng để loại bỏ bẩn cũng như hóa chất có trên mặt lưới trước khi mang đi chụp bản in lụa.

3. Hướng dẫn chụp bản in lụa (in lưới)

Chuẩn bị:

Trước khi chụp bản nên thực hiện các việc sau: Dán tấm phim xuống mặt khung, mặt in chữ của phim hướng lên trên tiếp xúc với mặt keo chụp bản. 1 tấm vải đen, xốp, 1 hòn đa to hoặc can nước 20 lít để đè lên trên cùng.

Bước chụp

Ở đây ta chụp từ dưới lên do đó ta cần đậy tấm đen (hoặc giấy đen) rồi đến tấm xốp lên trên lưới sau đó đặt tấm kính chèn và chèn vật nặng lên trên kính chèn chủ yếu nhằm mục đích hút hết chân không ra.

Bật đèn chụp trong khoảng 30s đến 1 phút nếu sử dụng bóng bóng đèn UV
Xịt bản. Khung chụp bản xong rồi mang ra rửa bản. Trước khi rữa nên nhũng xuống nước một vài phút cho keo mềm ra dễ xịt. Càng chụp dầy càng ngâm lâu.

Mở vòi nước áp lực rửa bản xịt từ nhẹ đến mạnh, từ nét lớn đến nét thanh. Để đảm bảo chúng tôi khuyên bạn nên dùng bình xịt bản có khả năng điều áp và có súng chỉnh tia mạnh nhẹ lớn bé.

3. Câu hỏi thường gặp khi in lụa (in lưới)

Muốn in dày trên sản phẩm vải thì cần sử dụng loại phim nào cho thích hợp và hiệu quả? Anh Long - Thanh Xuân, Hà Nội.

Khungluahoakhi: Quý khách nên sử dụng phim CDF QT của Ulano. Phim CDF QT đã được phủ một lớp keo dày, mang lại hiệu quả đặc biệt cho các nhu cầu in trên vải, áo thun… sản phẩm có nhiều độ dày khác nhau từ 50-700 micron.

2.    Khi tẩy bản tôi thường dùng cọ và bàn chải để chà rửa làm cho lưới dễ bị trầy xước. Vậy tôi nên dùng dụng cụ gì để tẩy bản mà ít ảnh hưởng đến lụa? Chị Liên- Bến Lức-Long An.

Khungluahoakhi: Vậy chị hãy thử sử dụng chổi tẩy bản Ulano xem sao. Chổi Ulano được thiết kế đặc biệt cho mục đích chụp bản, chổi được làm bằng chất liệu nylonfilament, chịu được axit, kiềm và các loại hóa chất khác, rất dễ sử dụng cho các thao tác tẩy rửa mà không gây hại cho lụa.

3.    Làm sao để chụp bản đẹp và chính xác về thời gian, đặc biệt là đối với những loại keo mới sử dụng lần đầu? Anh Minh- Củ Chi-TP.HCM.

Khungluahoakhi: Đối với những loại keo mới sử dụng lần đầu thì chúng ta cần phải test thời gian chụp bản nhiều lần thì mới chọn được thời gian chụp bản thích hợp cho loại keo đó. Tuy nhiên, khi quý khách hàng mua keo chụp bản của công ty chúng tôi thì quý khách sẽ được hỗ trợ kỹ thật chụp bản với phim xác dịnh thời gian chụp bản chỉ sau 01 lần chụp.

4.    Sử dụng chất tạo cứng bản Ulano X thế nào cho đúng cách và hiệu quả? Anh Tuấn-Hải Phòng.

Khungluahoakhi: Quý khách thoa dung dịch Ulano X đều 2 mặt 1 lần trên khung lưới đã chụp bản, sau đó để tự khô trong thời gian khoảng 60 phút, sau đó đem đi xịt bản, rồi đem sấy khô hoặc phơi nắng, đem in.

5.    Khi sử dụng mực UV có cần thiết bị máy móc nào hỗ trợ không? Chị tư-Hốc Môn-TP.HCM.

 

Khungluahoakhi: Để sử dụng được mực UV thì quý khách cần phải có máy sấy UV nếu không thì mực rất chậm khô nếu để khô tự nhiên.

6.    Công ty Khungluahoakhi có bán máy sấy UV không? Có những model nào? Anh Bình-Bình Dương.

 

Khungluahoakhi: Có, hiện Khungluahoakhi đang cung cấp các model máy sau: LUV 252, LUV 302, LUV 402, LUV 602, LUV 802, LUV 1003…Băng tải sử dụng lớp phủ teflon có độ bền rất cao. Chiều cao của máy có thể điều chỉnh được. Tốc độ băng tải từ 0-30mét/phút tùy theo ký hiệu máy...

 7. 

Một số vật tư cần thiết trong ngành in lụa (in lưới)

Keo chụp bản: Gồm keo dầu, keo nước, keo lưỡng tính. Thành phần keo có keo hai thành phần, một thành phần như  keo PVA, Unalo, Unimix , plus 6000, plus 70000

Các loại hóa chất: dầu ông già, thuốc tím, axit oxalic, keo dán khung, bột tẩy

Máy móc in lụa: Có máy căng khung, máy chụp bản, máy in áo, mấy sấy tự động, máy sấy tạm

Lưới in:  Được dệt bằng chất liệu sợi plyester, độ bền tuyệt hảo. Có lụa trắng và lụa vàng, các khổ lụa khác nhau như 118cm, 156 cm

Mực in lụa: Tùy loại vật liệu in mà phải có loại mực in phù hợp: Mực in gỗ, Mực in nhựa, Mực in vải, mực in thủy tinh

 Khung in lụa: Đối với khung in lụa bạn nên mua loại khung bằng nhôm vì loại máy này có độ căng lụa rất tốt, khi mua nên để khung lụa lên mặt bàn kiếng để kiểm tra mặt căng lụa, nếu bị cập kê thì không được, nhờ người bán chỉnh lại vuông góc, phẳng vấn đề này rất quan trọng có thể ảnh hưởng trong quá trình in.

Thiết bị dụng cụ : dao rọc giấy, kéo, băng keo, bong gòn, băng keo

Địa chỉ căng khung in lụa (in lưới) tốt nhất tại hà nội

Để đáp ứng nhu cầu về in lụa, in lưới các bạn có thể ghé thăm đơn vị để được tư vấn miễn phí

Công ty TNHH Hòa Khí theo địa chỉ :
Địa chỉ: Số 9  Ngõ 378, đường Lê Duẩn, Đống Đa, Hà Nội
Hotline :  0975940878 – 01687847668 – 0915471369
Skype   : hoakhi.ltd
Email : hoakhi.info@gmail.com
Website : www.khungluahoakhi.com

Chia sẻ thông tin này
Xem thêm

HOTLINE

0915.47.1369 - 0975.940.878

(Support1)

(Support 2)

(C) 2017 - Khung Lụa l Khung Lua l In Lụa l In lua l In Lưới l In Luoi l Vật tư in lưới l Vat tu in luoi l Căng khung chup bản l Cang khung chup ban

Số 98, Ngõ 153 Trường Chinh, Phường Phương Liệt, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 0915.47.1369 - 0975.940.878 | Email: hoakhi.info@gmail.com

(C) 2017 - Công ty TNHH Hòa Khí